Cố định cột sống cổ ở bệnh nhân chấn thương
Bệnh nhân chấn thương thường được nẹp hoặc đeo đai cổ để bất động cột sống cổ. Nó giúp ngăn sự di chuyển của cột sống cổ và dễ dàng tháo ra. Lý do sử dụng là nó giúp bất động cột sống cổ ngăn tổn thương tủy thứ phát trong quá trình vận chuyển, đánh giá bệnh nhân chấn thương trong quá trình khám và xử trí. Hầu hết hướng dẫn này từ các giáo trình trước đây như các khóa ATLS (Advanced Trauma Lifetime Support), chứ không phải từ các nghiên cứu khoa học. Cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng chất lượng cao cho thấy việc bất động cột sống sẽ cải thiện tiên lượng ở bệnh nhân. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét các bằng chứng liên quan tới việc không sử dụng phương tiện cố định cột sống ở bệnh nhân chấn thương
Nghiên cứu số 1: Cố định cột sống không giúp bất động cột sống cổ [5]
Những gì họ đã làm:
Nghiên cứu ngẫu nhiên với các đối tượng tham gia tình nguyện khỏe mạnh phân ngẫu nhiên dùng nẹp cổ (LSB) hoặc nệm thẳng
Tất cả các đối tượng có đeo đai cổ và thiết bị bảo vệ đầu (FOAM head blocks)
Bệnh nhân lái xe có thiết bị laser đo sự di chuyển theo chiều ngang ở đầu, ngực và hông
Kết quả:
Số lần di chuyển ngang
Sự khác biệt về cảm nhận đau và lo lắng
Lựa chọn:
Tình nguyện viên người lớn khỏe mạnh
Loại trừ:
Tổn thương cột sống, trị liệu tủy sống
Dung các thuốc liên quan (giảm đau)
Mang thai
Có vấn đề sức khỏe trong ngày nghiên cứu
Các kết quả:
Di chuyển đầu sang ngang:
LSB: 0,97 +/- 0.7cm
Nệm: 0,46 +/- 0.4cm
Di chuyển ngực sang ngang:
LSB: 2,22 +/- 1,4cm
Nệm: 1,22 +/- 0,9cm
Di chuyển hông sang ngang:
LSB: 1,88 +/- 1.2cm
Nệm: 1,20 +/- 0.9cm
Điểm mạnh:
Các tài xế chở xe cứu thương không rành phương pháp cố định
Người tham gia ngẫu nhiên
Phân tích thực hiện không điều chỉnh BMI
Nghiên cứu đầu tiên đánh giá sự di chuyển sang ngang khi cố định
Hạn chế:
Không phải là một nghiên cứu lâm sàng. Những người tình nguyện khỏe mạnh khả năng tháo lắp không giống bệnh nhân chấn thương
Kích cỡ mẫu nhỏ
Nghiên cứu này không cụ thể xác định có bao nhiêu chuyển động liên quan tới lâm sàng
Các đối tượng chỉ tiếp xúc với LSB trong 10 phút có thể là lý do tại sao không có sự khác biệt thống kê về đau đớn và lo lắng
Tấm nệm không được cố định bằng cáng, do đó sự di chuyển của cáng là nguyên nhân gây ra sự di chuyển sang ngang
Chỉ đánh giá hiệu quả của 2 phương tiện bất động cột sống khác nhau
Bàn luận:
LSB gây di chuyển sang trái >0,8cm so với cố định bằng nệm cứng
Số lượng chuyển động từ mỗi bệnh nhân tỷ lệ thuận với độ tăng BMI
Không có sự khác biệt thống kê về đau đớn hoặc lo lắng sau khi hoàn thành nghiên cứu với LSB hoặc nệm cứng
Tác giả Kết luận: “cố định bằng nệm làm giảm đáng kể sự di động cột sống trong vận chuyển bệnh nhân chấn thương.”
Nghiên cứu số 2: cố định cột sống không làm giảm tỷ lệ chấn thương tủy sống [6]
Những gì họ đã làm:
đánh giá 5 năm đối với tất cả các bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú hoặc bệnh nhân tổn thương tủy sống hoặc cột sống tại 2 bệnh viện (Một ở Malaysia và Một ở New Mexico)
Kết quả:
Di chứng thần kinh: liệt hoàn toàn tứ chi hoặc 2 chân, tiểu không tự chủ, dẫn lưu bàng quang và tử vong
Đối tượng:
Tất cả các bệnh nhân bị chấn thương kín cột sống hoặc tủy sống từ nơi bị tai nạn tới bệnh viện
Loại trừ:
Gãy do chèn ép, loãng nén do loãng xương hoặc bệnh tật
Kết quả:
Tất cả các bệnh nhân bị chấn thương cột sống hoặc tủy sống cấp tính
120 bệnh nhân chấn thương cột sống ở Bệnh viện Malaysia
334/334 bệnh nhân chấn thương cột sống ở bệnh viện New Mexico
Di chứng thần kinh:
Bệnh viện New Mexico: 21%
Bệnh viện Malaysia: 11%
Ít có di chứng về thần kinh không hồi phục (OR 2,03, 95% CI 1,03 – 3,99, p = 0,04)
Kết quả tương tự khi phân tích ở bệnh nhân chấn thương cột sống cổ (OR 1,52, 95% CI 0,64 – 3,62, p = 0,34)
Điểm mạnh:
Phân bố tổn thương giải phẫu tương tự ở 2 bệnh viện cũng như trong các tài liệu
Hạn chế:
Loại trừ bệnh nhân tử vong tại nơi chấn thương hoặc trong quá trình vận chuyển
Mức độ nghiêm trọng và sự không ổn định của chấn thương cột sống có thể không tương tự nhau giữa hai địa điểm
Số bệnh nhân có thể so sánh khá nhỏ
Tác giả Kết luận:
“không cố định cột sống ít hoặc không ảnh hưởng tới di chứng thần kinh ở bệnh nhân bị chấn thương cột sống thắt lưng”.
Nghiên cứu số 3: cố định cột sống cổ gây khó khăn trong bảo vệ đường thở [7]
Những gì họ đã làm:
Nghiên cứu trên 70 bệnh nhân khỏe mạnh đặt ống có đèn soi Airtraq mà không có đai cổ cố định cột sống cổ
Lựa chọn:
Bệnh nhân ASA I và II
19 – 50 tuổi
Trọng lượng từ 40 – 70kg
Tiến hành các thủ- phẫu thuật dưới gây mê có đặt NKQ
Loại trừ:
Hạn chế miệng mở
Mallampati IV
Khoảng cách sinh lý <5cm
Chu vi cổ> 42cm
Chỉ số khối cơ thể> 30%
có thai
Bệnh nhân có nguy cơ hít sặc dịch dạ dày
Bệnh nhân tổn thương cột sống cổ có phản ứng đường thở và rối loạn nhịp tim
Các kết quả:
Gồm 70 bệnh nhân, loại trừ 2 do thông khí qua mask khó, 3 bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu. Chỉ còn 65 bệnh nhân
Dễ đặt ống vào
Điểm Likert -2:
Có đai: 10,8%
Không đai: 1,5%
Điểm Likert -1:
Có đai: 44,6%
Không đai: 23,1%
Tổn thương đường thở:
Đai cổ: 7,6%
Không đai: 1,5%
Tổn thương do đặt ống
Có đai: 3%
Không đai: 0%
Thời gian đặt ống:
Có đai: 30.0 giây
Không đai: 26.9sec
Soi đánh giá dễ đặt ống:
Có đai: 3
Không đai: 2
Cần thêm thao tác hỗ trợ Manuevers (sử dụng Bougie):
Có đai: 18,5%
Không đai: 6.2%
Điểm mạnh:
Ước tính cỡ mẫu dựa trên IDS
Hạn chế:
Việc đặt ống hơn 1 lần đã loại khỏi nghiên cứu tính thời gian đặt NKQ
Không rõ ràng nếu khó đặt ống nội khí quản nếu không có Airtraq
Tác giả Kết luận:
“Đặt nội khí quản qua khí quản bằng Airtraq với dụng cụ cố định cột sống cổ thành công tương đương nhau?
Chốt lại: đặt NKQ khó và mất thời gian hơn, đòi hỏi nhiều động tác để thành công hơn nếu mang đai cổ
Nghiên cứu số 4: cố định cột sống có thể gây loét do áp lực [1]
Những gì họ đã làm:
Đánh giá các nghiên cứu từ năm 1970 – tháng 9 năm 2011 thông qua nhiều cơ sở dữ liệu đánh giá tiến triển loét áp lực do cố định cột sống
Kết quả:
Thiết bị cố định cột sống gây loét do áp lực tì đè
Các yếu tố nguy cơ với loét áp lực
Can thiệp dự phòng
Bao gồm:
Những người tình nguyện khỏe mạnh hoặc bệnh nhân chấn thương cột sống được cố định
Các kết quả:
Tổng cộng 998 nghiên cứu
13 nghiên cứu (1.180 bệnh nhân) được đưa vào đánh giá
Tỷ lệ loét áp lực do đai cổ:
Không có nghiên cứu mô tả sự xuất hiện của loét áp lực liên quan đến cố định đai cổ và nệm nhưng tăng đáng kể tỷ lệ đau và loét áp lực liên quan sử dung đai cổ
(Tỉ lệ loét: 6.8 – 38%)
Mức độ nghiêm trọng của loét áp lực: giai đoạn 1 – 4
Các yếu tố nguy cơ đối với loét áp lực:
Ép mạnh
Đau do thiết bị cố định
Thời gian đeo
Điểm đánh giá mức độ tổn thương (ISS)
Thông gió cơ học
Giám sát áp lực nội sọ
Các can thiệp dự phòng loét áp lực
Sớm tháo
Đánh giá thường xuyên da
Thay đổi vị trí mỗi 4 – 8 giờ
Điểm mạnh:
Sử dụng đánh giá hệ thống và phần mềm phân tích Siêu dữ liệu (PRISMA) để đánh giá các nghiên cứu
Đã bao gồm tất cả các loại thiết kế lâm sàng trong bài đánh giá của họ không có giới hạn về ngôn ngữ, ngày xuất bản, hoặc trạng thái xuất bản
Sử dụng Bản đánh giá Nghiên cứu (RAC) để đánh giá chất lượng của các nghiên cứu
Chỉ hơn một nửa (7/13) nghiên cứu được coi là các nghiên cứu chất lượng cao. 6/13 còn lại được coi là nghiên cứu chất lượng “trung bình”.
Bàn luận
Thời gian cố định là yếu tố nguy cơ lớn nhất gây tiến triển loét áp lực
Đau và khó chịu là các chỉ số lâm sàng do tăng áp lực mô từ các thiết bị cố định.
Tác giả Kết luận: “Các kết quả từ nghiên cứu tổng quan hệ thống này cho thấy việc bất động với các thiết bị cố định làm tăng nguy cơ tiến triển loét áp lực. Nguy cơ này được chứng minh trong 9 nghiên cứu thực nghiệm với những người tình nguyện khỏe mạnh và trong bốn nghiên cứu lâm sàng. ”
Nghiên cứu số 5: cố định cột sống cổ làm suy giảm chức năng phổi [3]
Những gì họ đã làm:
Nghiên cứu ngẫu nhiên với 39 tình nguyện viên từ 7 đến 85 tuổi
Chức năng hô hấp được đo 3 lần lúc bình thường (ngồi hoặc nằm), cố định bằng đai cổ Philadelphia và trên một tấm nệm chân không kiểu Scandinavia
Kết quả:
39 tình nguyện viên
Trẻ em: n = 11 (Độ tuổi từ 7 đến 12 tuổi)
Thanh niên: n = 11 (Độ tuổi từ 22 đến 32)
Người cao tuổi: n = 17 (> 60)
Đánh giá dung tích sống khi gắng sức (FVC)
Bình thường: 2.72L
Đai cổ: 2,34L
Nệm chân không: 2.33L
Lượng khí thở ra gắng sức trong 1s (FEV1)
Bình thường: 2.26L
Đai cổ 1.94L
Nệm chân không: 1.83L
Mức độ thoải mái của bệnh nhân (Từ 1 – Rất không thoải mái đến 6 – không ảnh hưởng gì )
Đai cổ: 2,8
Nệm chân không: 4.8
Điểm mạnh:
Đánh giá bệnh nhân ở nhiều độ tuổi khác nhau
Nghiên cứu chéo và ngẫu nhiên
Kết quả đánh giá với phân tích độ sai lệch 3 × 2 (ANOVA)
Bàn luận
Cần lưu ý những người tham gia từ 20-60 tuổi có chức năng hô hấp tốt hơn người trẻ hoặc già hơn
Giảm 17% các xét nghiệm chức năng phổi có thể không có ý nghĩa lâm sàng ở những người khỏe mạnh, nhưng có thể ở những bệnh nhân chấn thương
Tác giả Kết luận: “Nghiên cứu này đã xác nhận có suy giảm chức năng hô hấp do bất động cột sống. Dùng nệm chân không tốt hơn đai. ”
Nghiên cứu số 7: cố định cột sống cổ làm tăng áp lực nội sọ [4]:
Những gì họ đã làm:
10 trường hợp bệnh nhân CTSN GSC ≤9 và ICP đo trước và sau khi cố định cột sống cổ bằng đeo đai. ICP ghi lại sau 3 và 5 phút. Sau đó đai cổ được tháo ra ngay lập tức
Kết quả: ICP
Mức ICP trung bình trước đeo đai: 20,5 + / 14,2 mmHg
Sau đeo đai trung bình ICP 25,8 +/- 11,5 mmHg
Sự khác biệt ICP trung bình: 4.4 mmHg
Điểm mạnh:
Đánh giá ở bệnh nhân ctsn
– ở bn ctsn đeo đai cổ bảo vệ cột sống cổ
Hạn chế:
cỡ mẫu nhỏ
Không phải là một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên
Không có sự tương quan giữa áp dụng đeo đai cổ và di chứng thần kinh được thực hiện trong nghiên cứu này
bàn luận:
Mức tăng ICP còn tùy loại đai sử dụng
Tăng ICP có thể do cản trở hồi lưu tĩnh mạch và đau dai dẳng do đeo đai
Một gợi ý thú vị trong bài báo là nếu nghi ngờ chấn thương cột sống cổ, việc sử dụng túi cát ở hai bên cổ và băng qua trán có thể là một lựa chọn tốt hơn
References:
Ham W et al. Pressure Ulcers From Spinal Immobilization in Trauma Patients: A Systematic Review. J Trauma Acute Care Surg 2014; 76(4): 1131 – 41. PMID: 24662882
March J et al. Changes In Physical Examination Caused by Use of Spinal Immobilization. Prehosp Emerg Care 2002; 6(4): 421 – 4. PMID: 12385610
Totten VY et al. Respiratory Effects of Spinal Immobilization. Prehosp Emerg Care 1999; 3(4): 347 – 52. PMID: 10534038
Mobbs RJ et al. Effect of Cervical Hard Collar on Intracranial Pressure After Head Injury. ANZ J Surg 2002; 72(6): 389 – 91. PMID: 12121154
Wampler DA et al. The Long Spine Board Does not Reduce Lateral Motion During Transport – A Randomized Healthy volunteer Crossover Trial. Am J Emerg Med 2016; 34(4): 717 – 21. PMID: 26827233
Hauswald M et al. Out-of-Hospital Spinal Immobilization: Its Effect on Neurologic Injury. Academic Emergency Medicine 1998; 5(3): 214 – 219. PMID: 9523928
Durga P et al. Effect of Rigid Cervical Collar on Tracheal Intubation Using Airtraq. Indian J Anaesth 2014; 58(4): 416 – 422. PMCID: PMC4155286
White CC et al. EMS Spinal Precautions and the Use of the Long Backboard – Resource Document to the Position Statement of the National Association of EMS Physicians and the American College of Surgeons Committee on Trauma. Prehosp Emerg Care 2014; 18(2): 306 – 14. PMID: 24559236