![Ngộ độc thuốc tê tại chỗ Ngộ độc thuốc tê tại chỗ](https://sach.blog.yho.vn/storage/app/public/books/bookdetails/cap-cuu-theo-kinh-nghiem-tap-2/1596882308_22cdb13a83f73ccd1f79ffaf607b0621.png)
Ngộ độc thuốc tê tại chỗ
Trường hợp
Bạn chuẩn bị gây tê 1 phụ nữ 30 tuổi bị gãy xương đùi 1 bên, và bạn sẽ giảm đau bằng tê đám rối. Thật không may, máy siêu âm của bạn bị hỏng và bạn chọc mù để tê đám rối, sử dụng bupivacaine. Ngay sau khi tiêm thuốc tê, cô xuất hiện cơn nhức đầu, chóng mặt, và tê môi. Sau đó, mất ý thức. Bạn ngó monitor thấy xuất hiện nhịp nhanh phức bộ rộng
Cách tiếp cận của tôi
Gọi trợ giúp và thực hiện hướng dẫn chuẩn ACLS.
Cảnh báo đồng nghiệp rằng đây là trường hợp ngộ độc thuốc tê ở bệnh nhân trẻ.
Natri bicarbonate
Bupivacaine là chất ngăn chặn kênh natri, vì vậy xử trí phức hợp rộng bằng cách bơm natri bicarbonate
Trong hồi sức kéo dài, nếu PH tăng lên khoảng 7,5 thì bạn có thể chuyển sang dung dịch muối ưu trương hoặc sodium acetate
Liệu pháp nhũ tương lipid IV
Ban đầu bolus 1.5ml / kg (khoảng 100ml ở người lớn 70kg)
– Bắt đầu truyền 0.25ml / kg / phút (khoảng 1 l / h ở người lớn 70kg) trong 30-60 phút (bạn có thể tăng gấp đôi tỷ lệ này nếu cần)
– Lặp lại liều bolus sau 5 phút nếu tim mạch vẫn chưa ổn định
Nếu có cơn co giật
– Nên sử dụng benzodiazepine
– Phenobarb là thuốc thứ 2 nên dùng
– Tránh dùng phenytoin
– Tránh dùng propofol, vì nó làm giảm chức năng cơ tim trực tiếp
Methemoglobinemia
Bupivacaine thường không liên quan đến methemoglobin, nhưng nếu bạn đang sử dụng hỗn hợp thuốc gây tê, hãy cân nhắc và điều trị bằng methylene blue 1-2mg / kg IV. Nếu không cải thiện, hãy chuyển đến trung tâm có ECMO.
Chú ý
Epinephrine có thể làm giảm hiệu quả của liệu pháp nhũ tương lipid. Dr. Weinberg
Hướng dẫn nếu dùng epinephrine trong trường hợp tụt huyết áp chỉ nên dùng liều dưới 1mcg/kg
Định nghĩa:
Phản ứng bất lợi đe dọa đến mạng sống do thuốc tê cục bộ đi vào tuần hoàn đạt mức đáng kể. Ngộ độc thuốc tê cục bộ (LAST) hiếm và hầu như luôn xảy ra trong vòng vài phút sau khi tiêm thuốc gây tê cục bộ.
Nguyên nhân:
Tiêm thuốc tê vào tuần hoàn (hoặc phong bế vùng theo đường tĩnh mạch- Bier)
Nhanh chóng hấp thu thuốc gây tê cục bộ vào vùng có nhiều mạch máu
Sử dụng liều gây tê cục bộ vượt quá liều tối đa (thường xảy ra khi tiêm dưới da nhiều lần)
Các thủ thuật liên quan thường gặp: nội soi phế quản, cắt bao quy đầu, chọc hút mỡ. Cân nhắc chẩn đoán này với bất cứ bệnh nhân nào đến từ cơ sở phẫu thuật ngoại trú có ngừng tim
Thuốc gây tê cục bộ được sử dụng phổ biến
Cơ chế tác dụng
Tất cả các thuốc gây tê tại chỗ là thuốc chẹn kênh natri
Lidocaine
Thuốc chống loạn nhịp nhóm IB
Tăng nhanh sự xâm nhập vào não gây ra các triệu chứng thần kinh trung ương (CNS) sớm
Dấu hiệu + Triệu chứng
Các triệu chứng CNS
Dấu hiệu / Triệu chứng khác
Tê lưỡi và quanh môi
Dị cảm
Bồn chồn
Ù tai
Co cứng cơ + run
Các dấu hiệu / triệu chứng chính
Co giật- tăng trương lực
Suy giảm tri giác
Ngưng thở
Các triệu chứng thần kinh điển hình xuất hiện trước các triệu chứng tim mạch trong ngộ độc lidocaine
Triệu chứng tim mạch
Dấu hiệu sớm: Tăng huyết áp và nhịp tim nhanh
Dấu hiệu muộn
Giãn mạch ngoại vi + hạ huyết áp nặng
Mạch chậm + block AV
Bất thường dẫn truyền (PR kéo dài, QRS rộng)
Loạn nhịp thất
Ngừng tim
Các triệu chứng tim mạch thường xuất hiện đầu tiên trong ngộ độc bupivacaine
Chẩn đoán phân biệt
Sốc phản vệ (hiếm gặp)
Tác dụng phụ của các thuộc chẹn kênh natri khác (tức là thuốc kháng histamin, TCA, cocaine, thuốc sốt rét)
Lo âu
Điều trị
Ngăn ngừa độc tính
Biết + tính liều tối đa của thuốc tê trước khi làm
Luôn luôn hút trước khi tiêm để đảm bảo không tiêm vào động hay tĩnh mạch
Hỏi bệnh nhân về các triệu chứng sau khi tiêm
Cân nhắc khâu hàng loạt vết thương lớn hay xử trí nhiều vết thương để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc
Điều trị cơ bản
Điều trị ngay nếu có dấu hiệu/triệu chứng bất kỳ xuất hiện ngay sau khi sử dụng tê tại chỗ
Ngừng tiêm
Lập đường truyền tĩnh mạch nếu chưa có
Theo dõi tim mạch liên tục
Điều trị nâng cao
Đường thở / hô hấp
Độc tính làm tăng PC02, giảm oxy huyết và nhiễm toan
Sử dụng 100% FiO2
Tăng thông khí
Trụy tim mạch
Cân nhắc dùng epinephrine để tăng cung lượng tim và cải thiện trương lực mạch máu ngoại vi
Cân nhắc truyền bicarbonate cho trường hợp nhiễm toan nặng
CPR nếu ngừng tim
Xử trí cơn co giật bằng các thuốc benzodiazepine hơn là dùng propofol vì propofol làm giảm chức năng tim (Goldfrank’s 2015)
Liệu pháp nhũ tương Lipid (20% Intralipid)
Cơ chế tác dụng: không rõ ràng. Có thể hoạt động như bồn chứa lipid, tạo điều kiện phân phối lại thuốc tê tới các cơ quan đích
Liệu pháp này hiệu quả như nào với lidocaine so với bupivacaine
Do thời gian bán thải lidocaine ngắn, có thể không cần dùng. Chỉ cần CPR
Bupivacaine thời gian bán thải dài hơn nên cần dùng liệu pháp lipid
Liều dùng (Neal 2012, Cao 2015)
Bolus: 1 – 1,5 ml / kg trong 1 phút
+ Có thể lặp lại liều bolus mỗi 3 phút với liều tổng cộng 3 ml / kg
Truyền: 0.25 ml / kg / phút
+ Tiếp tục truyền cho đến khi ổn định huyết động, ít nhất 10 phút
+ Có thể tăng truyền đến 0,5 ml / kg / phút nếu tình trạng nặng
Tiếp tục CPR trong quá trình truyền để lưu thông thuốc
Tóm lại
Điều cần nhớ trong ngộ độc thuốc tê vẫn là phải phòng ngừa. Biết liều dùng, liều tối đa, luôn rút đốc kim trước khi tiêm và hỏi bệnh nhân về các triệu chứng
Độc tính Lidocaine thường xuất hiện các dấu hiệu thần kinh đầu tiên. Nếu những triệu chứng này tiến triển, ngừng thuốc, theo dõi và chuẩn bị sẵn thuốc giải độc
Bupivacaine độc tính có thể bất ngờ và dữ dội. Phải tìm ngay thuốc giải độc
Liệu pháp lipid có hiệu quả trong ngộ độc thuốc tê. Dùng nó bất cứ khi nào có dấu hiệu của rối loạn huyết động
References:
Schwartz DR, Kaufman B. Local Anesthetics. In: Hoffman RS, Howland M, Lewin NA, Nelson LS, Goldfrank LR. eds. Goldfrank’s Toxicologic Emergencies, 10e New York, NY: McGraw-Hill; 2015. Link
Neal JM et al, American Society of Regional Anesthesia and Pain Medicine. American Society of Regional Anesthesia and Pain Medicine checklist for managing local anesthetic systemic toxicity: 2012 version. Reg Anesth Pain Med 2012;37:16–8. PMID: 22189574
Cao D et al. Intravenous lipid emulsion in the emergency department: a systematic review. J Emerg Med 2015; 48(3): 387-97. PMID: 25534900