![Phân tích CBC/Chemistries I Phân tích CBC/Chemistries I](https://blog.yho.vn/wp-content/uploads/2023/03/dlls.png)
Phân tích CBC/Chemistries I
Bạn khám thai phụ 38 tuần. xét nghiệm của cô bên dưới:
Công thức máu (CBC)
• White blood count (WBC)—12,800 × 103/mm3
• Hemoglobin (Hgb)—9.5 g/dL
• Hematocrit (Hct)—28.5%
• Platelets—148 × 109/L sinh hóa máu
• Sodium (Na)—136 meq/L
• Potassium (K)—3.9 meq/L
• Chloride (Cl)—108 meq/L
• Bicarbonate (HCO3)—21 mmol/L
• Anion gap (AG)—7 mmol/L
• Blood urea nitrogen (BUN)—6 mg/dL
• Creatinine (Cr)—0.6 mg/dL
• Glucose—91 mg/dL
• Total protein—5.8 g/dL
• Albumin—3.2 g/dL
• Calcium (Ca)—8.7 mg/dL
• Total bilirubin—0.4 mg/dL
• Aspartate transaminase (AST/SGOT)—20 U/L
• Alanine transaminase (ALT/SGPT)—12 U/L
• Alkaline phosphatase (AP)—165 U/L
Câu hỏi
1. Giới hạn trên ở mức bình thường với phụ nữ có thai?
2. Ngưỡng hb bình thường ở phụ nữ có thai? Mức nào được coi là thiếu máu?
3. Ngưỡng giới hạn dưới bình thường của số lượng tiểu cầu?
4. Có thai ảnh hưởng như nào tới nồng độ bicarbonate máu?
5. Chức năng thận ảnh hưởng như nào tới thay đổi của BUN và creatinine?
6. Protein máu có ảnh hưởng bởi thai kỳ?
7. Xét nghiệm chức năng gan có bị ảnh hưởng?
Trả lời
1. Giới hạn trên của WBC tăng trong thời kỳ mang thai. 3 tháng cuối thai kỳ, nó lên tới 16,900/mm3. Chủ yếu do tăng bạch cầu trung tính [1]. Thường xuyên có sự tăng đột biến trong quá trình chuyển dạ.
2. Ngưỡng hemoglobin bình thường trong 3 tháng cuối thai kỳ là 9.5–15 gm/dL [1]. Thiếu máu khi mang thai định nghĩa là khi Hgb dưới 11 gm/dL (so với ngưỡng dưới 12 gm/dL ở người không mang thai) theo hội sản phụ khoa Mỹ và WHO [2]. Nguyên nhân thường gặp nhất gây thiếu máu thai kỳ là do thiếu sắt. các nguyên nhân khác như suy dinh dưỡng, viêm mạn và rối loạn di truyền như hồng cầu liềm hoặc thalassemias. Tăng thể tích máu trong thai kỳ dẫn tới giảm tương đối Hct khi so với phụ nữ không mang thai. ở đây vì tăng thể tích tuần hoàn hơn so với lượng tế bào hồng cầu [3].
3. Ngưỡng tiểu cầu bình thường ít thay đổi trong thai kỳ. trong khoảng 146– 429 × 109/L [1]. Khoảng 8% số bệnh nhân thai kỳ có số lượng tiểu cầu <150,000 và 1% sẽ dưới <100,000 [3].
4. Bicarbonate giảm trong suốt thời kỳ mang thai [1]. Thể tích khí lưu thông (VT) tăng lên khoảng 1/3 và tần số thở tăng nhẹ khoảng 30–50% thông khí phút. Giảm CO2 khoảng 30 mmHg. Bù bằng toan chuyển hóa khi bicarbonate khoảng 20 meq/L [3].
5. Cả 2 đều giảm do tăng GFR khoảng 50% và tăng thanh thải creatinine từ 120 ml/min lên hơn 150 ml/min [3].
Test | Nonpregnant adult normal range |
Third trimester pregnancy normal range |
Blood urea nitrogen | 7–20 mg/dL | 3–11 mg/dL |
Creatinine | 0.5–0.9 mg/dL | 0.4–0.9 mg/dL (commonly 0.5–0.6 mg/ dL) |
6. Protein toàn phần và albumin đều giảm
Test | Nonpregnant adult normal range | Third trimester pregnancy normal range |
Total plasma proteins | 6.7–8.6 g/gL | 5.6–6.7 g/dL |
Albumin | 4.1–5.3 g/dL | 2.3–4.2 g/dL |
7. Alkaline phosphatase (AP) thường tăng 2–4 lần so với trước khi có thai vì được sản xuất ra từ nhau thai [3].
References
1. Abbassi-Ghanavati M, Greer LG, Cunningham FG. Pregnancy and Laboratory Studies: a Reference Table for Clinicians. Obstet Gynecol. 2009;114:1326–31.
2. ACOG Practice Bulletin #95, Anemia in Pregnancy. Obstet Gynecol. 2008;112:201–7.
3. Chestnut DH, et al. Chestnut’s Obstetric Anesthesia: Principles and Practice. 5th ed. Philadelphia: Elsevier Saunders; 2014.