Phân tích sóng Capnography II
Raghuvender Ganta
Câu hỏi
Dạng sóng từ A tới J cho biết điều gì?
A. Thán đồ bình thường (Fig. 7.1A) A–B: đường cơ sở
B–C: Nét lên thì thở ra
C–D: Bình nguyên thì thở ra D: giá trị ETCO2
D–E: Bắt đầu hit vào
B. Đường cơ sở của thán đồ không trở về 0. Trường hợp thở lại
(Fig. 7.1B)
• Cạn kiệt chất hấp thụ co2 [1]
• Có mở kênh dẫn khí của chất hấp thụ C02
• Van 1 chiều hít vào hoặc thở ra yếu [1]
• Vấn đề trong xử trí co2
• Lưu lượng khí tươi thở vào không đủ
C. Tắc đường thở hoặc hệ thống dây thở (Fig. 7.1C)
• Dây thở bị xoắn hoặc tắc đường thở
• Tắc nhánh thở ra của dây thở [2]
• Co thắt phế quản
• Có dị vật trong đường thở.
D. Tăng Et CO2 (Fig. 7.1D)
• Giảm thông khí [2]
• Tăng tốc độ chuyển hóa
• Tăng thân nhiệt
E. Curare cleft – dạng sóng chẻ (Fig. 7.1E)
• Bệnh nhân đang cố hít vào
• Nấc
• Giãn cơ chưa đủ [3]
F. Rò cuff NKQ (Fig. 7.1F)
• Rò quanh ống NKQ
• Rò rỉ đường lấy mẫu [3, 4]
G. Dao động của tim (Fig. 7.1G)
• Chuyển động của tim gây thay đổi nhỏ VT
• Thán đồ có thể bị ảnh hưởng bởi tưới máu và chức năng tim [4]
H. ROSC (tái tuần hoàn tự phát) trong thời gian ngưng tim (Fig. 7.1H)
• HA: giảm tưới máu, tụt huyết áp
• HB: tắc ống NKQ.
Tăng lưu thông tuần hoàn phổi mang nhiều C02 hơn tới phổi để thải ra
I. Đặt ống vào thực quản (Fig. 7.1I)
• Ống NKQ ở thực quản
• Ít hoặc không có C02
J. ETCO2 dẹt (Fig. 7.1J)
• Mất kết nối máy thở
• Đặt ống sai vị trí, đặt vào thực quản
• Ngưng tim
References
1. Kodali BS. Capnography outside the operating rooms. Anesthesiology. 2013;118:192–201.
2. Gravenstein JS, Jaffe MB, Gravenstein N, Paulus DA. Capnography. 2nd ed. New York: Cambridge University Press; 2011.
3. Kodali BS. 2014. http://www.capnography.com
4. Kodali BS. Capnography during cardiopulmonary resuscitation: current evidence and future directions. J Emerg Trauma Shock. 2014;7(4):332–40.