
Phân tích TEE I
Kofi B. Vandyck
Bệnh nhân nam 82 tuổi tiền sử THA, mỡ máu và COPD vào mở bụng cấp cứu vì ruột thừa vỡ. siêu âm qua thực quản (TEE) được tiến hành trong mổ để chẩn đoán và theo dõi do tụt áp kháng trị không thể nâng lên được
Câu hỏi
1. 1 số lợi ích khi sử dụng TEE ở bệnh nhân phẫu thuật không liên quan tim
2. Nguyên tắc vật lý nào sử dụng để tính diện tích van, thể tích nhát bóp và cung lượng tim trong TEE? (xem Figs. 52.1, 52.2, 52.3, 52.4 và minh họa công thức)
3. Siêu âm trong mổ cho thấy vôi hóa van động mạch chủ nặng kèm đường kinh buồng tống thất trái (LVOT) 2.59 cm, LVOT VTI 17.5, vận tốc LVOT tối đa (Vmax) 69.2 cm/s, VTI van động mạch chủ 152 cm và Vmax của van động mạch chủ 533 cm/s. tần số tim trên monitor là 97 beats/min. bạn tính thể tích nhát bóp và cung lượng tim như nào?
Trả lời
1. TEE có thể giúp đo ngay lập tức và chính xác chức năng tim gồm cung lượng tim và áp lực đổ đầy thất trái, tiền tải, phản ứng của tâm nhĩ và áp lực động mạch phổi. Nguyên tắc siêu âm Doppler sử dụng lưu lượng máu qua các lỗ và van để tính diện tích van, thể tích nhát bóp và cung lượng tim. Đo cung lượng tim trong mổ là cách để đánh giá toàn bộ chức năng tim. Thông tin thu được từ cung lượng tim có thể sử dụng để ra quyết định điều trị trong phẫu thuật tim và không liên quan tới tim. Sử dụng TEE đo cung lượng tim là phương pháp xâm lấn tối thiểu đơn giản và đáng tin cậy để đánh giá chức năng tim. Trong mổ, TEE có thể dùng để chẩn đoán hoặc xác định nguyên nhân gây rối loạn huyết động, phát hiện bệnh lý nghi ngờ như bệnh van tim (hẹp hoặc hở) và các tổn thương khác
2. Dòng máu qua van và lỗ của tim có thể thu được bằng cách siêu âm doppler và áp dụng nguyên lý cơ bản của vật lý và động học của dịch
Theo nguyên tắc vật lý và động học của dịch,
Thể tích trong 1 hình trụ = V = πr2L
Trong đó r là bán kinh mặt cát ngang của hình trụ và L là chiều cao hình trụ từ A-B
Tốc độ dòng chảy (Q) được tính theo công thức

Trong đó t là thời gian dịch chảy từ A tới B.

Sử dụng định luật bảo toàn khối lượng (phương trình tính liên tục) và dòng chảy thành lớp

Do đó, công thức có thể đơn giản hóa để đọc

Vận tốc (và khoảng cách L) là máu di chuyển trong mạch máu có thể xác định bằng TEE sử dụng Doppler liên tục hoặc sóng xung. Sóng liên tục sử dụng 2 tinh thể, 1 tinh thể liên tục truyền sóng siêu âm liên tục và 1 tinh thể còn lại liên tục nhận sóng siêu âm cho phép đo vận tốc Doppler tần số cao dọc theo toàn bộ chiều dài của chùm siêu âm [1]. Ngược lại với sóng liên tục, sóng xung sử dụng 1 tinh thể siêu âm để truyền và nhận sóng siêu âm. Điều này cho phép đo vận tốc Doppler với tần số thấp (v) ở vùng có lưu lượng máu cụ thể.



Sử dụng Doppler sóng liên tục hoặc sóng xung cho phép đo vận tốc (v) và khoảng cách (đo bằng dội âm dưới dạng tích phân vận tốc thời gian (VTI)). VTI và v thu được bởi khu vực Doppler thu được. VTI cũng còn được gọi là khoảng tâm thu của mẫu máu di chuyển mỗi nhịp tim. Do đó, VTI sóng xung là khoảng cách mẫu máu đi qua điểm cụ thể trong LVOT, trong khi VTI sóng liên tục (thường đo qua van động mạch chủ) là khoảng dài nhất mẫu máu đi qua van động mạch chủ [1–3].
Thể tích máu tại điểm trong mạch có thể đo được bằng công thức
Volume = pi r 2 VTI (khoảng tâm thu)
Thể tích nhát bóp (SV) qua đầu ra thất trái (LVOT) do đó;

rLVOT là đường kính của đường ra thất trái xấp xỉ bằng lá van động mạch chủ
Cung lượng tim (CO) = thể tích nhát bóp (SV )x tần số tim (HR)
Do đó, cung lượng tim (CO) tại LVOT là;

Thể tích nhát bóp bình thường là 60–100 mL mỗi nhịp và cung lượng tim bình thường là 4–8 L/min.
Theo phương trình liên tục,
Cung lượng tim tại LVOT = cung lượng tim tại van động mạch chủ

or,

trong đó VTILVOT và vLVOT là VTI và vận tốc tương ứng tại LVOT và VTIAV và vLVOT là VTI và vận tốc tương ứng tạI van động mạch chủ
Do đó;

Or,
3.

References
1. Darmon PL, Hillel Z, Mogtader A, et al. Cardiac output by transesophageal echocardiography using continuous-wave Doppler across the aortic valve. Anesthesiology. 1994;80:796.
2. Katz WE, Gasior TA, Quinlan JJ, Gorcsan 3rd J. Transgastric continuous-wave Doppler to determine cardiac output. Am J Cardiol. 1993;71:853.
3. Parra V, Fita G, Rovira I, et al. Transoesophageal echocardiography accurately detects car- diac output variation: a prospective comparison with thermodilution in cardiac surgery. Eur J Anaesthesiol. 2008;25:135.